Bệnh viện Bạch Mai mới đây ghi nhận 4 ca tử vong do bệnh Whitmore, vậy bệnh Whitmore là gì và dấu hiệu nhận biết như thế nào?
- Dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh ung thư đại tràng
- Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh sỏi thận
- Tìm hiểu tổng quan nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết hội chứng tắc ruột
Bệnh Whitmore là gì và những dấu hiệu nhận biết
Theo Tin tức Y học tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai trong năm nay đã ghi nhận 20 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh whitmore, riêng trong tháng 8 có 12 bệnh nhân và trong đó đã ghi nhận 4 ca tử vong. Vậy đây là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa bệnh như thế nào?
Bệnh whitmore là gì?
Bệnh melioidosis hay còn có tên gọi khác là bệnh whitmore, đây là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, nguyên nhân do vi khuẩn gram âm Burkholderia pseudomallei gây ra. Lần đầu tiên căn bệnh này được phát hiện trên thế giới vào năm 1911.
Các bác sĩ tư vấn cho biết, Vi khuẩn B. Pseudomallei là loại vi khuẩn sinh sống trong bùn đất và nước, chúng lây truyền cho người và động vật chủ yếu qua vùng da bị tổn thương do tiếp xúc với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn. Hiện nay trên thế giới ghi nhận rất hiếm các trường hợp lây bệnh từ người qua người hoặc lây từ động vật qua người.
Căn bệnh này xuất hiện chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nhất là các nước khu vực Đông Nam Á, phổ biến nhất ở Singapore, Malaysia, Thái Lan, bắc Australia.
Bác sĩ Bùi Thị Huỳnh, giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, Thời gian ủ bệnh whitmore trong vòng từ 1-21 ngày, trung bình thời gian ủ bệnh 9 ngày nhưng cũng có trường hợp chỉ vài giờ. Trong giai đoạn ủ bệnh thường không xuất hiện triệu chứng. Bệnh thường phát sinh vào mùa mưa ẩm, vi khuẩn có thể tồn tại nhiều năm trong đất và cả nước ô nhiễm.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, những người khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh whitmore nhưng những trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn.
Vi khuẩn lây bệnh whitmore sống trong bùn đất, nước ô nhiễm
Dấu hiệu bệnh whitmore như thế nào?
CDC Hoa Kỳ đưa tin, sau khi bị vi khuẩn xâm nhập, thông thường các triệu chứng sẽ xuất hiện sau 2-4 tuần. Thông thường các triệu chứng rất mơ hồ và dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh khác như lao, phổi…
Sau đây là một số dấu hiệu của bệnh whitmore:
– Nhiễm trùng cục bộ: Người bệnh sẽ có các biểu hiện đau hoặc sưng cục bộ, sốt, loét, áp xe tại vị trí nhiễm trùng
– Nhiễm trùng phổi: Bệnh nhân có các triệu chứng như: Sốt cao, đau đầu, đau ngực kèm ho, chán ăn
– Nhiễm trùng máu: các triệu chứng có thể thấy như: Sốt, đau đầu, suy hô hấp, đau khớp, khó chịu ở bụng
– Nhiễm trùng lan toả: giai đoạn này bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như Sốt, giảm cân, đau cơ hoặc khớp, đau đầu, đau dạ dày hoặc ngực, co giật hoặc có các cơn động kinh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh: Để chẩn đoán bệnh whitmore, các bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp phân lập vi khuẩn từ máu, đờm, nước tiểu, dịch áp xe của bệnh nhân. Một số trường hợp có thể sử dụng xét nghiệm kháng thể trong máu để chẩn đoán bệnh tuy nhiên độ tin cậy của phương pháp này thấp hơn so với cấy vi khuẩn.
Phòng ngừa bệnh như thế nào?
Theo các thầy thuốc tư vấn cho biết, hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin nào phòng ngừa bệnh whitmore, do đó phòng ngừa bệnh cần được chú trọng. Người dân cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước ô nhiễm, nông dân khi làm ruộng cần đeo ủng, găng tay.
- (20/04/2024 04:47:01 PM) - Phòng chống bệnh dại)
- (20/10/2019 05:20:56 PM) - Sốt do cúm virut, có nên truyền dịch?)
- (20/10/2019 05:18:38 PM) - WHO: Hàng triệu bệnh nhân lao vẫn chưa được điều trị phù hợp)
- (10/10/2019 09:01:45 AM) - Thai 9 tháng chết lưu trong bụng mẹ do suy dinh dưỡng)
- (13/09/2019 11:39:38 PM) - Bệnh whitmore là gì?)
Số lượt truy cập:
Trực tuyến: