Hiện nay, bệnh Dại đang cóchiều hướng gia tăng tại nhiều địa phương, kể cả ở những tỉnh vốn không phải làkhu vực trọng điểm về bệnh Dại. Nguyên nhân trực tiếp gây tử vong chủ yếu là dongười bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng vắc xin. Nguyên nhân gián tiếplà do tỷ lệtiêm vắc xin phòng dại trên đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó,mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo.

1.Cách hạn chế bị động vật cắn

- KHÔNG chạy nhanh gầnchó.

- KHÔNG trêu chọc chó,KHÔNG lại gần khi chó đang ăn, ngủ hoặc khi chó mẹ đang cho con bú.

- KHÔNG nhìn thẳng vào mắtchó, nếu bị chó tấn công hãy giã vờ ngồi im, cuộn tròn như quả bóng, che mặt lại.

- Khi một con chó gầm gừđến gần bạn, KHÔNG được quay đầu chạy. Đứng yên tại chỗ tay duỗi 2 bên, cho chóngửi bạn rồi nó sẽ bỏ đi.

2.Cách phòng chống bệnh dại

-Dắtchó ra đường phải có rọ mõm.

-Chó, mèo nuôi phải được tiêm phòng dại hàng năm.

-KHÔNGthả rong chó, mèo ra đường; TRÁNH XAchó, mèo lạ; chó, mèo chạy rông.

- Khi bị chó, mèo cắn chảymáu; hoặc bị chó mèo liếm trên da bị chảy máu, trầy xước.

- Phải rửa sạch ngay vếtthương bằng nước và xà phòng hoặc dầu gội đầu, sữa tắm rồi bôi chất sát khuẩnnhư cồn, cồn i-ốt.

- Nói ngay với cha mẹ đểđược đưa ngay đến cơ sởy tế gặp bác sĩ tư vấn tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

* Lưu ý: Tuyệt đối khôngdùng thuốc nam, không liếc dao, chà ớt, chà chanh lên vết thương khi bị con vậtcắn, không nhờ thầy lang chữa Dại.

Vì sức khỏe bản thân vàgia đình, toàn dân hãy tích cực tham gia phòng chống bệnh Dại.

Số lượt truy cập:

Trực tuyến: